Kết quả tìm kiếm cho "Xã nông thôn mới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 12873
Ngày 24/4, tại thị trấn Mỹ Luông (huyện Chợ Mới), Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh An Giang phối hợp Ban Thường trực UBMTTQVN huyện tổ chức Hội nghị tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo năm 2025. Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh An Giang Huỳnh Thành Cư; 65 vị chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện tham dự.
Trong kho tàng ẩm thực của người Việt, trứng gà là thực phẩm quen thuộc, dễ chế biến và được ưa chuộng từ nông thôn đến thành thị.
Ô Lâm là 1 trong 5 xã đặc biệt khó khăn của huyện Tri Tôn, có trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Xác định công tác dân tộc và chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng, nên cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).
Thời gian qua, Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên đã quan tâm lãnh, chỉ đạo các ngành, địa phương nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, thị xã vùng biên đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nhiều năm qua, nông dân “chân đất” ở xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành) chung tay cùng địa phương xóa nhà tạm, dột nát, viết tiếp câu chuyện đẹp giữa đời thường ở vùng thôn quê.
Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, Bác Tôn, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành) phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày một tốt hơn.
Thời gian qua, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Thạnh (TX. Tân Châu) tập trung triển khai sâu rộng Hướng dẫn 12-HD/BTCTW, ngày 6/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương. Đây được xem là một trong những nội dung trọng tâm, then chốt, nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn mới, tạo nền tảng chính trị vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giữa lòng xã Vĩnh Chánh (huyện Thoại Sơn), chùa Phước Ân không chỉ là một địa điểm tâm linh trang nghiêm, mà còn là nơi lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Nơi đây, người dân trong và ngoài địa phương đều biết đến hoạt động thiết thực, hướng đến sự sẻ chia và giúp đỡ cộng đồng. Và phía sau nghĩa cử cao đẹp ấy luôn có sự hiện diện tận tâm của đại đức Thích Quảng Huệ, vị trụ trì đầy tâm huyết của chùa Phước Ân.
3 tháng đầu năm 2025, bức tranh chính trị, kinh tế - xã hội (KTXH) tỉnh An Giang với những gam màu tươi sáng, điểm xuyết trên nền bối cảnh chung của đất nước và thế giới đầy biến động. Giữa những thuận lợi hé mở và không ít thách thức đặt ra, An Giang thể hiện bản lĩnh, sự đồng lòng nhất trí của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tạo chuyển biến tích cực và gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Những năm gần đây, An Giang đã có những bước chuyển mình trong hành trình số hóa. Là lực lượng năng động, sáng tạo, nhạy bén với chuyển đổi số, giới trẻ tỉnh nhà khai thác tốt các nền tảng số phục vụ học tập, lao động, khởi nghiệp và kết nối cộng đồng. Bộ phận lớn ĐVTN từ thành thị đến nông thôn đều hòa mình vào “dòng chảy” công nghệ, tích cực học tập, tìm tòi và sáng tạo.
Ngày nay, không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn hầu như đang bị “bủa vây” bởi tivi, điện thoại và những thiết bị thông minh khác từ gia đình đến ngoài xã hội, Sự tiện lợi của các trang thiết bị với kết nối toàn cầu; sự hấp dẫn về nội dung, hình ảnh, âm thanh… khiến không ít người quên đi thói quen đọc sách.
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực vươn lên từ đôi bàn tay cần lao, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại TX. Tịnh Biên đã có nhiều đổi mới, hòa vào sự phát triển của quê hương.